Đồng hồ đo điện vạn năng, thiết bị đo không thể thiếu cho bất cứ ai làm việc liên quan về điện chắc 100% luôn.
Tuy nhiên, nếu bạn không chuyên về điện, thì bạn cũng nên hiểu và sử dụng cơ bản đồng hồ đo này tại nhà. Tại sao ư? Bài này RASSHUB sẽ giải thích cho các bạn công dụng tuyệt vời nó mang lại.
Đồng hồ đo điện vạn năng là gì?
Đồng hồ vạn năng hay còn được biết đến với tên VOM (Volt-Ohm-Milliammeter).
Thiết bị đo sẽ giúp bạn đo các thông số cơ bản của mạch điện: hiệu điện thế( Volt), cường độ dòng điện( Ampe), điện trở (Ohm) và nhiều chức năng khác tùy loại.
Đo điện một chiều( DC), điện xoay chiều( AC) điện nhà các bạn đang dùng.
Các loại đồng hồ vạn năng
Hiện tại trên thị trường có 2 dạng đồng hồ vạn năng:
+ Một loại hiển thị bằng kim, với loại này thì chức năng cơ bản và bạn phải cần hiểu nhiều về các thang đo để đọc thông số đúng.
+ Loại thứ 2 có màn hình LCD hiển thị thông số rõ ràng. Khuyên các bạn dùng loại này sẽ giúp công việc nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Kiến thức cơ bản về đo điện trong nhà
Hiện tại các thiết bị điện trong nhà bạn đang sử dụng 2 loại chính là dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.
Một cách dễ hiểu các thiết bị nào cắm trực tiệp vào ổ điện nhà bạn thường là dùng điện xoay chiều. Hoặc trên thiết bị có ghi 220Vac-50Hz.
Thứ 2 loại dùng Adapter chuyển đổi từ điện xoay chiều sang điện một chiều thường thấy nhất là camera, tivi đời mới, máy tính thì dùng điện một chiều…
Việc xác định đúng loại điện sẽ giúp bạn dùng đồng hồ đo dễ dàng, an toàn cho thiết bị hơn.
Đồng hồ đo điện vạn năng cấu tạo như thế nào?
Mình khuyên các bạn nên dùng loại đồng hồ đo dạng số nhé! Sẽ dễ dàng hơn, khống tốn quá nhiều thời gian để có được thông số.
Cấu tạo của một VOM bao gồm:
- Màn hình hiển thị tùy vào loại mà kích thước to nhỏ khác nhau. Nếu các bạn muốn nhìn rõ hơn trong điều kiện thiếu sáng thì nên mua loại có đèn nền. Khi đo trong tối thì bật đèn lên khá thuận tiện.
- Phím nguồn: Một số loại sẽ không có muốn bật chỉ cần chỉnh thang đo là bật lên. Và sẽ tự động tắt sau khoảng thời gian không sử dụng. Hoặc được tích hợp trên thang đo của đồng hồ. Phím nguồn rất đa dạng.
- Thang đo của VOM bao gồm: thang đo điện áp, dòng điện( xoay chiều và một chiều), thang đo ohm dùng đo điện trở các loại, đo thông mạch,…
- Jack giao tiếp với que đo
- Núm điều chỉnh thang đo
- Ngõ đo dành cho transistor dành cho dân chuyên điện tử nha các bạn.
- Que đo chuyên dụng, một số VOM dạng kẹp, một số khác dạng kim.
Hướng dẫn sử dụng đồng hồ VOM số
Mình sẽ nói về cách đo các thông số cơ bản như điện áp, dòng điện xoay chiều và một chiều.Cách đo thông mạch, xác định dây điện có bị chạm chạp gì không.
Những lưu ý khi sử dụng VOM
- Tuyệt đối không được để thang đo Ohm đo điện xoay chiều sẽ làm hỏng đồng hồ đo ngay lặp tức
- Ngắt que đo ra khỏi điểm đo trước khi thay đổi thang đo.
- Không được để thang đo dòng đo vào điện AC sẽ hỏng đồng hồ.
- Kiểm tra que đo kỹ càng trước khi đo điện AC, trường hợp dây đo bị đứt sẽ gây nguy hiểm.
- Nên mang dép khô hoặc các thiết bị cách điện tốt nếu đo điện AC.
- Dùng 2 tay cầm 2 que đo nếu bạn chưa thành thạo 1 tay, tránh nguy hiểm trong lúc thao tác.
Bên trên là một số kiến thức cơ bản nhất về đồng hồ đo điện vạn năng. Dù bạn không chuyên về điện nhưng việc có 1 đồng hồ đo tại nhà, kèm theo các kiến thức cơ bản về điện sẽ giúp bạn sửa chữa một số lỗi cho mạng điện nhà mình.
Hy vọng, bài viết sẽ giúp được các bạn! cảm ơn và hẹn gặp bạn vào những bài chia sẻ tiếp theo nhé!
Để lại bình luận nhé!