công tắc điều khiển từ xa

Top 3 công nghệ cho công tắc điều khiển từ xa phổ biến hiện nay

Xin chào, Xin Chào!!! Bài này chúng ta sẽ điểm qua 3 công nghệ thường sử dụng cho công tắc điều khiển từ xa, phổ biến hiện nay nhé!

Ứng dụng chủ yếu và điều khiển các thiết bị trong nhà, nông nghiệp, cửa tự động….

Công tắc điều khiển từ xa dùng sóng GSM

Được biết đến với tên gọi khác là công tắc điều khiển bằng sóng điện thoại. Bất cứ loại nào nha các bạn, không phải điện thoại thông minh mới được.

công tắc điều khiển từ xa sóng GSM

Nguyên lý của công tắc qua sóng GSM

Mỗi thiết bị sẽ có 1 module sim điện thoại, cho phép giao tiếp với bộ xử lý qua các mã được định danh trước.

Cơ chế điều khiển bằng cách nhắn tin, hoặc gọi điện theo mã có sẵn. Khi nhận được tin nhắn, Module sim sẽ truyền đến vi điều khiển và tiến hành kích hoạt các ngõ ra tín hiệu thiết bị.

Ưu điểm

  • Điều khiển bất cứ nơi nào, không bị giới hạn khoảng cách.
  • Độ ổn định cao, chống nhiễu tốt. Hạ tầng viễn thông ổn định hầu hết phủ sóng toàn bộ.
  • Giá thành tương đối hợp lý.

Nhược điểm

  • Điều khiển bằng tin nhắn nên không có tính trực quan.
  • Cần phải kiểm tra tài khoản Sim thiết bị liên tục tránh hết tiền hoặc không nhận thẻ SIM

Ứng dụng nào nên dùng công tắc bằng sóng GSM

  • Điều khiển máy bơm ở những vị trí xa, hẻo lánh.
  • Điều khiển trong các môi trường khắc nghiệt.

Công tắc điều khiển từ xa dùng sóng wifi

Công tắc điện thông minh điều khiển bằng wifi minh đã có bìa tổng hợp chi tiết về loại này.

Đây được xem là công tắc được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Do tính phổ biến của sóng Wifi.

công tắc điều khiển từ xa sóng wifi
Điều khiển thiết bị bằng WiFi Sonoff 1 kênh

Bạn có thế điều khiển và giám sát trực quan các thiết bị, thông qua App ứng ứng trên điện thoại thông minh.

Nguyên lý hoạt động công tắc wifi

Mỗi công tắc sẽ có một Module Wifi và được giao tiếp hệ thống mạng qua một địa chỉ IP cố định.

Có 2 dạng chính: Điều khiển độc lập hoặc thông qua một bộ xử lý trung tâm

Trong đó ứng dụng độc lập được sử dụng nhiều nhất. Bạn chỉ cần thêm thiết bị vào ứng dụng và có thể điều khiển ngay.

Không giống như GSM lệnh điều khiển sẽ gửi trực tiếp đến thiết bị.

Đối với công tắc wifi thì phải qua một máy chủ xử lý trước khi gửi thông tin điều khiển. Điều này, có thể ảnh hưởng tới thời gian đáp ứng khi hệ thống mạng gặp sự cố.

Ưu điểm

  • Giao diện điều khiển và giám sát trực quan.
  • Thao tác dễ dàng.
  • Khả năng mở rộng cao
  • Thiết bị đa dạng dễ thay thế.

Nhược điểm

  • Độ ổn định có thể không cao phụ thuộc vào server của hãng
  • Độ bảo mật có thể không cao.

Khi nào bạn nên dùng công tắc điều khiển Wifi

  • Điều khiển các thiết bị trong nhà như đèn, quạt, rèm…
  • Các máy bơm cho nông nghiệp nhưng với điều kiện sóng wifi phải phủ tới thiết bị.

Lưu ý chọn những nhà cung cấp uy tín để có sự trải nghiệm tốt nhất nhé các bạn!

Công tắc điều khiển bằng sóng RF

Sóng RF sử dụng trong các công tắc hiện tại đang sử dụng ở 2 băng tần là 433Mhz và 315Mhz

công tắc điều khiển từ xa sóng RF

Các dạng công tắc RF thường bị giới hạn khoảng cách.

Nguyên lý hoạt động

Mỗi công tắc có một module phát và nhận sóng RF từ một Remote điều khiển.

Các tập mã lệnh được định sẵn để có thể hiểu nhau.

Ưu điểm

  • Thiết kế đơn giản, vận hành thiết bị không cần am hiểu quá nhiều về công nghệ cũng có thể sử dụng tốt.
  • Giá thành tương đối rẻ.

Nhược điểm

  • Bị giới hạn về khoảng cách, và ảnh hưởng của môi trường bên ngoài khá lớn.
  • Khả năng mở rộng kém, bị giới hạn số lượng
  • Thường thì sẽ điều khiển đóng mở công tắc không có quá nhiều tùy chỉnh.

Ứng dụng của công tắc điều khiển từ xa sóng RF

Trong các ứng dụng điều khiển tầm ngắn như cửa cuốn, bật tắt đèn, máy bơm,… với khoảng cách dưới 30m.

Bên trên là 3 công nghệ sử dụng cho các công tắt điều khiển từ xa nhiều nhất hiện nay.

Bên cạnh đó, có một số công nghệ đang dần phát triển hệ sinh thái của mình như công nghệ mạng Zigbee, Lora, Z-Wave…

Mình sẽ cập nhật các thông tin mới nhất về các công nghệ này vào những bài viết chia sẻ sau.

Cảm ơn đã đến với RASSHUB! 👋👋👋

Viết dạo tại RASSHUB đam mê công nghệ, Kinh Doanh, Digital Marketing. ”Chia Sẻ Là Còn Mãi”