Hiện nay, khi nhắc đến công tắc điều khiển từ xa bằng điện thoại chúng ta thường nghĩ ngay đến công nghệ wifi vì nó quá phổ biến.
Tuy nhiên, có một công nghệ điều khiển từ xa mà mình nghĩ sẽ không bao giờ bị lỗi thời vì độ ổn định và lợi ích nó mang lại. Đó là là điều khiển qua SIM điện thoại hay mạng GSM
Tại sao mình lại khẳng định như vậy? Cùng tìm hiểu sâu hơn về công nghệ này nhé!
Và điểm công tắc điều khiển bằng SIM điện thoại SonOff G1 được sử dụng nhiều nhất hiện nay!
Tại sao công tắc điều khiển từ xa bằng điện thoại không bao giờ lỗi thời?
Nguyên lý hoạt động của thiết bị điều khiển bằng SIM điện thoại
Có 3 dạng điều khiển chính là qua tin nhắn, gọi điện hoặc qua GPRS.
Mỗi thiết bị sẽ được trang bị module SIM có chức năng tương tự một điện thoại thông thường.
Hoạt động trên hạ tầng mạng viễn thông GSM nên rất ổn định.
Chúng ta sẽ quản lý thiết bị qua số SIM, nhắn tin hoặc gọi điện và điều khiển trực tiếp. Khi nhận được đúng cấu trúc module SIM sẽ tiến hành phân tích và gửi lệnh điều khiển xuống mạch trung tâm và đóng mở thiết bị.
Đối với thiết bị dùng GPRS thì cần phải qua một ứng dụng để ra lệnh trực tiếp tới thiết bị.
Lợi ích của điều khiển qua SIM
Hạ tầng mạng nước ta hiện nay khá ổn định, hầu như phủ sóng đến mọi nơi trên đất nước. Chúng ta có thể điều khiển mọi nơi, hầu như không bị giới hạn về khoảng cách.
Như các công nghệ wifi, bluetooth, zigbee, lora… điều bị giới hạn về khoảng cách. Những khu vực mà tín hiệu Ethernet không thể đến. Việc dùng công nghệ GSM là phù hợp nhất.
Khả năng bảo mật cao hơn, hình như không xảy ra hiện trạng mất an toàn trong thông tin tài khoản.Làm chủ hoàn toàn thiết bị không thông qua hệ thống máy chủ.
Ứng dụng nào thì nên dùng giải pháp công tắc điều khiển từ xa bằng sóng GSM
- Ứng dụng điều khiển tưới tiêu nơi hẻo lánh không có sóng wifi phủ tới.
- Điều khiển đóng ngắt đèn chiếu sáng trong nông nghiệp.
- Điều khiển thiết bị tạo oxy cho Tôm trong các vùng nước mặn.
Sau khi đã hiểu rõ về công nghệ điều khiển bằng SIM. Xem xét nhu cầu ứng dụng của bạn nếu thấy phù hợp thì hãy tham khảo ngay Top 3 thiết bị được sử dụng nhiều nhất hiện nay nhé!
Công tắc điều khiển từ xa SONOFF G1
Đặc điểm nổi bật của SONOFF G1
SONOFF G1 sử dụng điều khiển từ xa thông qua APP ứng dụng eWelink sử dụng mạng GPRS của Sim điện thoại.
Băng tần: GSM/GPRS:800/900/1800/1900MHz
Có thể điều khiển bật/tắt thiết bị tại chỗ bằng nút nhấn.
Lập lịch điều khiển thiết bị trực tiếp trên ứng dụng.
Có thể chia sẻ để nhiều người cùng điều khiển thiết bị.
Tương thích với các trợ lý ảo như: Google Home, Google Nest, Google Home Mini, Alexa.
Tương thích với IFTTT bạn có thể điều khiển thiết bị theo nhiều kịch bản giả định khác nhau.
Ứng dụng: Điều khiển máy bơm, máy tạo oxy, hoặc các ứng dụng tự động hóa…
Nếu trong môi trường khắc nghiệt bạn cần trang bị thêm box chống nước cho SONOFF G1
Thông số kỹ thuật SONOFF G1
Đặc tính | Thông số |
---|---|
Nguồn cấp | 90-250VAC/50-60hz |
Dòng tải tối đa | 16A |
Công suất tối đa | 3500W |
Trọng lượng | 100g |
Kích thước | 1145232 (mm) |
Băng tần SIM | GSM/GPRS:800/900/1800/1900MHz |
Mạng | Chỉ mạng 2G |
Thông số môi trường | 0-40oC/H 5-90% |
Chất liệu | Nhựa ABS chống cháy V0 |
Chứng chỉ | CE,RoHS |
Kích thước hộp chống nước | 132.2x68.7x50.1mm(LxWxH)) |
Hướng dẫn đấu nối và sử dụng SONOFF G1
Download App EWeLink
Tìm kiếm App trên App Store và CHPlay: ” EWeLink”.
Lắp sim điện thoại vào Module Sim Sonoff G1
Lưu ý:Bên trong thiết bị có một antena thu phát sóng, khi gỡ ra các bạn cẩn thận không làm hỏng nhé!
Các bạn sẽ thấy Module Sim được cắm trên một đế. Các bạn gỡ ra mới có thể gắn Sim vào bên dưới.
Sơ đồ đấu nối Sonoff G1
Các bạn lưu ý: Công suất tối đa của ngõ khiển tối đa thiết bị 3500W, dòng tối đa 16A. Nếu các bạn muốn điều khiển các thiết bị cao hơn thì cần qua bộ contactor.
Tiết diện dây dẫn từ 1,5-2,5mm sẽ phù hợp cho các ngõ kết nối.
Thêm thiết bị vào phần mềm EWeLink
Khi cấp nguồn vào thì đợi khoảng 10s để thiết bị khởi động và nhận SIM
Khi Led sáng, nhấn giữ nút nhấn trên thiết bị trong 5s.
Đèn Led sẽ chuyển từ nhấp nháy sáng nháy chậm hơn.
Khi đó trên điện thoại app EWeLink các bạn nhấn “ADD”. Đưa điện thoại lại mã QR code trên thiết bị. Chọn “GSM Device” và cuối cùng chọn Next. Phần mềm đã thêm thiết bị thành công.!!
Lúc này bạn có thể đặt tên cho thiết bị. Lúc đầu trạng thái có thể là Offline, hãy chờ để thiết bị kết nối với server nhé!
Có thể bắt đầu điều khiển được ngay rồi nhé các bạn!
Mình đã phân tích qua về công tắc điều khiển từ xa bằng SIM điện thoại. Hy vọng sẽ giúp bạn tìm được giải pháp phù hợp nhất cho ứng dụng nhé!.
Xin chào và hẹn gặp lại vào những bài chia sẻ tiếp theo!
Để lại bình luận nhé!